Nằm cao trên dãy Alps của Thụy Sĩ, St Moritz đã trở thành địa điểm quen thuộc của môn thể thao mùa đông. Vào thời điểm tổ chức Thế vận hội Thế vận hội Mùa đông lần thứ 2 vào năm 1928, nơi này còn được xem như sân chơi cho những nhà thám hiểm giàu có.
Để kỷ niệm 175 năm ngày thành lập tuyến đường sắt đầu tiên của Thụy Sĩ, ngành đường sắt của nước này đã cùng nhau chạy đoàn tàu chở khách dài nhất thế giới với 100 toa tàu nặng 2.990 tấn và dài gần 2 km.
Được hình thành từ 25 đoàn tàu điện có tên Capricorn mới hoàn thiện, chuyến tàu kỷ lục 1.906 mét mất gần một giờ để đi khoảng 25 km trên tuyến đường sắt Albula vốn được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới ngoạn mục kéo dài từ Preda đến Alvaneu ở miền đông Thụy Sĩ.

Giống như đường đua xe trượt băng Cresta Run huyền thoại, tuyến đường sắt Albula nổi tiếng với những khúc cua ngoằn ngoèo và dốc đứng vô tận. Được xem như kiệt tác xây dựng nổi tiếng thế giới, tuyến đường sắt dài 62 km giữa Sois và St Moritz chỉ mất 5 năm để xây dựng mặc dù cần tới 55 cây cầu và 39 đường hầm.

Trước khi hoàn thành vào tháng 7/1904, du khách đã phải đối mặt với hành trình 14 giờ đầy rủi ro trên những đường mòn gồ ghề trên xe ngựa hoặc xe trượt tuyết. Trung tâm của tuyến là đường hầm Albula dài 5.866 mét, chạy sâu dưới đầu nguồn giữa sông Rhine và sông Danube.

Trên quãng đường dài, tốc độ được kiểm soát bằng phanh tái tạo năng lượng, tương tự ô tô điện sẽ giúp cung cấp dòng điện quay lại đường dây điện trên cao với 11.000 volt. Tuy nhiên, với việc có quá nhiều đoàn tàu trên cùng tuyến, người ta lo ngại rằng có thể quá nhiều dòng điện quay lại hệ thống, gây quá tải cho cả đoàn tàu và lưới điện địa phương. Để tránh điều này, tốc độ tối đa của tàu được giới hạn ở 35 km/h và phần mềm đã phải được sửa đổi để hạn chế nguồn điện được cấp trở lại.
Một điều khá thú vị là người Thụy Sĩ là những người sử dụng đường sắt nhiệt tình nhất thế giới, với trung bình 2.450 km/năm bằng tàu hỏa.